Trong
thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở
huyện Sơn Hòa ( Phú Yên ) được các cấp, các
ngành quan tâm. Tuy nhiên, một số di sản văn hóa của
đồng bào dân tộc thiếu số đang có nguy
cơ bị mai một cần được bảo tồn
và phát huy, nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
của cộng đồng ngày một phong phú, tạo động
lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
huyện.
Sơn
Hòa là huyện miền núi của tỉnh Phú Yên có 14 dân tộc
cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số ( DTTS )
trên 22.000 người, chiếm 34% dân số toàn huyện, đó
là dân tộc Ê Đê, Chăm H’roi, Ba Na, Tày, Gia Rai … Họ có
các di sản văn hóa như ngôn ngữ, nghệ thuật
biểu diễn văn hóa dân gian, dân nhạc, dân vũ, tín
ngưỡng, phong tục tập quán … Văn hóa truyền
thống của các DTTS ở huyện Sơn Hòa đa dạng
và giàu bản sắc, văn hóa vật thể và phi vật
thể, đó là : Nghệ thuật kiến trúc xây cất
nhà dài, nhà sàn, nhà mồ, dày chứa lúa bắp ( nhà kho ) … Nghề
thủ công thì có dệt vải, đan lát, làm rượu cần
, thợ cất nhà, thợ đẽo tượng nhà mồ.
Trang phục áo, váy, khăn. khố… họ dệt bằng
thủ công, nguyên liệu bông vải, sắc màu từ cây
lá rừng. Trang sức phụ nữ cong, kiềng bằng
đồng, bạc. Ẩm thực thì có canh lá sắn, canh
bồi. thịt bò hun khói bếp và phơi một nắng,
cơm nấu trong ống lồ ô, muối ớt kiến
vàng. Văn học nghệ thuật dân gian họ có một
kho tàng dân nhạc, dân vũ rất phong phú như kể
khan, hát ru, đàn goong, đàn T’ní, kèn môi, kèn đinh năm,
sáo trúc, trống đôi. Đặc biệt là nhạc cụ
cồng chiêng và múa xoang. Khi có lễ hội, cồng chiêng
ngân vang, múa xoang nhịp nhàng là cầu nối giữa quá khứ,
hiện tại. Trong đời sống tín ngưỡng họ
cầu cúng các vị thần sông, núi, đất đai, cúng
bến nước, cúng cầu mưa, lễ xoay cột
đâm trâu tế yàng ( trời ), cúng rước hồn lúa…
Họ tin rằng vạn vật đều hữu linh, tin
các vị thần độ trì sức khỏe cho con người,
giúp cho gia đình họ có cuộc sống no đủ. Và
có khả năng làm cho mưa gió thuận hòa để cho
lúa, bắp và hoa màu tốt tươi, đem lại vụ
mùa bội thu, thần linh cai quản đàn trâu bò không dịch
bệnh, không bị thú dữ giết hại … Đây là những
di sản quý báu, họ được thừa hưởng
qua các thế hệ, đi vào tâm thức của mỗi
người dân, in đậm trong tư tưởng, tình cảm,
họ trân trọng gìn giữ, trở thành bản sắc
văn hóa độc đáo của các tộc người
sinh sống trên vùng đất Sơn Hòa.

Xã KRông Pa mở hội cồng chiêng mừng xuân mới
Hiện
nay, trong xu thế hội nhập, theo đó du nhập các luồng
văn hóa khác nhau trên thế giới đã có những ảnh
hưởng, tác động lớn đến sự phát
triển văn hóa của các DTTS trên địa bàn, nguy
cơ làm phai nhạt, mất đi các giá trị, bản sắc
văn hóa truyền thống lưu truyền nhiều thế
hệ. Đã đến lúc các di sản văn hóa của
các DTTS cần được bảo tồn cấp thiết,
bỡi nhiều tác động sẽ dẫn đến
nguy cơ bị mai một. Văn hóa truyền thống của
các DTTS đã trở thành một nhân tố cơ bản cho
sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS, bảo
tồn di sản này, vừa có ý nghĩa chiến lược
lâu dài, vừa tạo động lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Huyện
Sơn Hòa đã đề ra giải pháp bảo tồn và
phát huy một số giá trị văn hóa truyền thống
các DTTS gắn với hổ trợ phát triển du lịch
từ năm 2021 đến năm 2025. Đề án này, sẽ
nghiên cứu lựa chọn để bảo tồn, phát
huy một số giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc
sắc của đồng bào DTTS, và có điều kiện
tồn tại, phát triển phù hợp với giai đoạn
hiện nay. Đảm bảo gìn giữ giá trị nguyên bản,
tính cộng đồng và huy động được sự
tham gia tự nguyện của chủ nhân các di sản
văn hóa, nhằm tạo ra môi trường văn hóa vừa
truyền thống, vừa hiện đại. Đầu
tư để bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hóa phải gắn với giáo dục truyền thống,
nâng cao nhận thức xã hội và cộng đồng, từng
bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của người dân, khai thác tiềm năng, thế mạnh
để hổ trợ phát triển du lịch.
Ông
Nguyễn Thiện Tình Trưởng phòng VHTT huyện Sơn
Hòa cho biết :” Đề án này, đề ra mục tiêu :
Năm 2021 sẽ khởi công xây dựng Nhà văn hóa truyền
thống các dân tộc huyện Sơn Hòa, với 2 chức
năng: Một là, nơi trưng bày giới thiệu các giá
trị lịch sử văn hóa truyền thống các DTTS
trên địa bàn huyện, truyền thống cách mạng của
Đảng bộ và nhân dân trong huyện. Thứ hai là,
nơi tưởng niệm, thể hiện tình cảm, sự
tri ân của Đảng bộ và nhân dân Sơn Hòa đối
với cố Luật sư, Chủ tịch Nguyên Hữu Thọ.
Cùng với hai mục tiêu trên sẽ tổ chức dạy
nghề thủ công đan lát , dệt thổ cẩm … Và
truyền dạy con em sử dụng nhạc cụ cồng
chiêng, múa xoang, hát dân ca, dân vũ, xây dựng đội
văn nghệ dân gian “.
Từ
năm 2022 – 2025, đề án bảo tồn và phát huy một
số giá trị văn hóa truyền thống các DTTS gắn
với hổ trợ phát triển du lịch của huyện
Sơn Hòa, sẽ thực hiện các mục tiêu. Tổ chức
Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch huyện theo
định kỳ 5 năm 2 lần. Hổ trợ 2 xã Cà Lúi
và Suối Trai trong việc tổ chức nâng cao chất
lượng các lễ hội văn hóa truyền thống của
các DTTS đã xây dựng, hình thành và duy trì tổ chức theo
định kỳ. Tổ chức sưu tầm hiện vật,
và thực hiện công tác trưng bày, giới thiệu một
số di sản văn hóa các dân tộc, lịch sử cách
mạng Đảng bộ huyện. Trưng bày hiện vật
Phòng tưởng niệm cố Luật sư Nguyên Hữu
Thọ.
Đề
án này, sẽ chọn thôn Xây Dựng, xã Suối Trai để
hình thành làng văn hóa truyền thống và phát triển du lịch
cộng đồng. Từng bước hướng dẫn,
vận động người dân, các chủ thể
văn hóa chủ động gìn giữ không gian sinh hoạt
văn hóa gồm nhà ở, trang phục, ẩm thực, tín
ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán … Tổ
chức các lớp truyền dạy về nghệ thuật
trình diễn, ngữ văn dân gian, tri thức dân gian… Liên kết
với các đơn vị lữ hành tổ chức tour du
lịch làng nghề kết hợp với tuor du lịch
sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức của người dân về giá trị của các
di sản văn hóa và vai trò của du lịch trong phát triển
kinh tế - xã hội. Đặc biệt là xây dựng các sản
phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng, thế
mạnh của địa phương. Qua đó thu hút phát
triển du lịch, tạo thêm việc làm nâng cao thu nhập
của người dân.
Kinh
phí để triển khai thực hiện đề án từ
nguồn ngân sách huyện và các nguồn kinh phí khác. Tổng
nhu cầu kinh phí thực hiện đề án, từ
năm 2021 đến năm 2025 dự toán là 5.760. 000.000
đồng. Trong đó vốn ngân sách tỉnh hổ trợ
3.000.000.000 đồng; vốn ngân sách huyện 2.720.000.000
đồng; vốn vận động xã hội 40.000.000
đồng.
Ông
Nguyễn Đình An Phó chủ tịch UBND huyện Sơn
Hòa cho biết :” Để thực hiện tốt công tác bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS trên địa bàn
huyện cần tiếp tục thực hiện lồng
ghép các chương trình, dự án phát triển văn hóa các
DTTS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội,
chương trình xây dựng nông thôn mới, có chính sách khuyến
khích nhằm xã hội hóa việc đầu tư xây dựng
các thiết chế văn hóa và tổ chức các hoạt
động văn hóa, khôi phục các nghề truyền thống,
các loại nhạc cụ, hát dân ca … đồng bào DTTS. Có
chính sách hổ trợ công tác bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống, bồi dưỡng đào tạo
cán bộ văn hóa, hổ trợ cơ sở vật chất,
trang bị văn hóa cho các địa phương vùng đồng
bào DTTS, để nâng cao mức hưởng thụ về
văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát
triển du lịch cộng đồng “.
TRẦN LÊ KHA