Huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên
được thành lập từ năm Thành Thái thứ 11 (1899),
đến nay đã 117 năm. Bằng sức lao
động của những người đầu tiên
đến vùng đất này khai hoang mở đất,
lớp cư dân đã biến nơi “sơn cùng, thủy
tận” thành những xóm làng trù phú. Sơn Hòa là một
huyện mang nhiều dấu ấn lịch sử và cái nôi
cách mạng của tỉnh Phú Yên trong suốt hai cuộc
kháng chiến.
Những dấu
ấn lịch sử :
Sơn Hòa có một vị trí hết sức quan trọng
của tỉnh Phú Yên, bốn bề rừng che, núi tiếp
núi, là một bộ phận của hành lang chiến lược
Liên khu 5, có quốc lộ 25 (trước đây là tỉnh
lộ 7) nối liền từ đồng bằng Tuy Hòa
đến Tây Nguyên, thiên nhiên đã ban tặng cho huyện
này một tiềm năng kinh tế phong phú, và có
địa thế chiến lược quân sự thuận
lợi, kết nối giữa miền xuôi và vùng núi. Chính vì
vậy mà từ khi mới xâm lược nước ta
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều chú
trọng đến vùng đất Sơn Hòa, để làm
bàn đạp tấn công càn quét đánh phá vùng căn cứ
cách mạng của ta ở miền núi, đồng thời
tấn công lấn chiếm đồng bằng Tuy Hòa và các
tỉnh Miền Trung duyên hải.
Từ những phong trào yêu nước của Lê Thành
Phương, Nguyễn Hào Sự, Võ Trứ… Trong những
năm đầu thế kỷ XX đã xây dựng căn
cứ địa chiêu mộ nghĩa quân ở làng Giếng
Nghị, xã Sơn Long ở núi La Hiên, Cây Vừng… để
chống Pháp. Ngày 09/3/1945, Nhật
đảo chánh Pháp, nhiều anh em tù chính trị lợi
dụng thời cơ vượt khỏi ngục Trà Kê,
một số cán bộ chiến sĩ xuống đồng
bằng hoạt động, riêng đồng chí
Đặng Sĩ Đối ở lại Sơn Hòa xây
dựng cơ sở cách mạng thành lập Chi bộ
Đảng đầu tiên của huyện ở xã Sơn
Hội gồm có 3 đồng chí: Đặng Sĩ
Đối, Nguyễn Bình và Võ Châu. Sau đó các đồng
chí tiếp tục phát triển các cơ sở cách mạng
ở Củng Sơn, Thạnh Hội và bắt liên lạc
với Mặt trận Việt Minh tỉnh Phú Yên.
Đến 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và
21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
Đảng bộ Phú Yên chọn nơi đây xây dựng
căn cứ, phát triển lực lượng. Qúa trình
chống giặc xâm lược đó đã để
lại trên đất Sơn Hòa nhiều di tích cách mạng
như nhà thờ Bác Hồ, hội trường Mùa Xuân, và
các cơ quan như: Tỉnh ủy Phú Yên, Mặt trận
dân tộc giải phóng, huyện đội, bệnh xã Trúc
Bạch… ở ba xã Sơn Định, Sơn Long, Sơn
Xuân. Và những chứng tích tội ác của kẻ thù,
nghĩa trang liệt sĩ tập thể tại Bắc Lý,
ở thị trấn Củng Sơn, Núi Lở xã
Phước Tân, Nhà tù Trà Kê là một ví dụ. Đó là
những yếu tố kết tinh và hun đúc cho
đất nước và con người Sơn Hòa trở
nên kiên cường bất khuất, thể hiện sinh
động lòng yêu nước của toàn thể nhân dân
Sơn Hòa, chống giặc ngoại xâm thắng lợi. Các
dân tộc anh em trên địa bàn huyện đoàn kết
luôn đấu tranh và mơ ước một cuộc
sống an cư lạc nghiệp muôn đời.

Bà con các buôn làng mở hội cồng chiêng mừng quê hương Sơn Hòa đổi mới
Trải
qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng Sản Việt Nam, quân và dân
Sơn Hòa đã xả thân giành được những
thắng lợi cực kỳ to lớn góp phần vào
sự nghiệp chung giải phóng đất nước,
đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Huyện Sơn Hòa và 7 xã được Nhà nước phong
tặng danh hiệu cao quí “Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân” đó là: Sơn Long, Sơn Xuân, Cà Lúi,
Phước Tân, Sơn Định, Suối Trai và xã Sơn
Hội. Toàn huyện có 557 cán bộ, chiến sỹ
được công nhận là liệt sĩ, và 51 bà mẹ
được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt
Nam anh hùng”.
Trong kháng chiến chống Mỹ các xã Sơn Định,
Sơn Long và Sơn Xuân, huyện Sơn Hòa là căn cứ
của tỉnh Phú Yên. Nơi đây gắn liền với
quá trình tổ chức, phát triển lực lượng và
các cơ quan lãnh đạo kháng chiến của tỉnh
từ năm 1960 đến năm 1975. Căn cứ cách
mạng của tỉnh Phú Yên đã được Bộ
Văn Hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích
lịch sử quốc gia vào tháng 8/2008.
Một hướng
đi, một niềm tin:
Sơn Hòa có nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong
phú, có rừng nguyên sinh, rừng rậm nhiệt
đới, có hệ thống động thực vật
quí hiếm. Các khu rừng Suối Trai, Phước Tân, Cà Lúi có nhiều loại
gỗ quý như: Mun, Trắc dây, Trắc cẩm lai, Cà te, Hương…
Ở Suối Trai, Krông Pa, Phước Tân có nhiều
loại thú rừng. Ngoài ra còn có nhiều loại trái cây
rừng thu hoạch vào mùa hè, và đây là mùa các loài chim di trú
về các khu rừng ở các xã giáp ranh với Tây Nguyên và
dọc theo bờ sông Ba, sông Cà Lúi, sông Trà Bươn.
Rừng Sơn Hòa có nhiều lâm đặc sản có giá
trị kinh tế như: Dầu rái, Chai, Song mây và nhiều
dược liệu quí đó là: Trầm hương, Sa nhân,
Sâm bố chính, Hà thủ ô,
Đỗ trọng Nam… Trên địa bàn huyện Sơn
Hòa có 3 xã Suối Trai, Ea Chà Rang và Krông Pa được qui
hoạch “Khu rừng đặc dụng” với tổng
diện tích 12.000 ha, có nhiều gỗ và động vật
rừng nằm trong “sách đỏ”.
Sơn
Hòa có hai vùng đất chính: Phía Bắc gồm các xã Sơn
Định, Sơn Long, Sơn Xuân kết cấu
đất đỏ bazan, 3 xã này là cao nguyên Vân Hòa. Thổ
nhưỡng ở đây rất thích hợp với các
loại cây công nghiệp và cây ăn quả nên
được tỉnh quy hoạch chuyên canh cây cà phê, cao su,
thơm và sa nhân tím. Ở phía Nam có các dòng sông đó là: Sông
Ba; Sông Con; Sông Cà Lúi, hàng năm đến nùa mưa lũ từ
thượng nguồn đổ về các con sông này
được bồi đắp một khối
lượng lớn phù sa, tạo ra vùng đất màu
mỡ, phì nhiêu, thích hợp với các loại cây trồng
như: lúa, bắp, sắn, mía, thuốc lá, bông vải, mè và
các loại đậu. Các vùng đất Sơn Hòa có
những đồng cỏ, và những con suối phù
hợp cho việc chăn nuôi bò đàn, dê. Đây là yếu
tố thuận lợi để Sơn Hòa phát triển cây trồng
và chăn nuôi gia súc đáp ứng nhu cầu đời
sống nhân dân. Khoáng sản ở huyện Sơn Hòa
chủ yếu là quặng bôxit, đá xây dựng, đá
granit xuất khẩu, cát xây dựng…
Về
giao thông có quốc lộ 25, từ Tuy Hòa xuyên suốt qua
địa phận Sơn Hòa đến tây Nguyên, quốc
lộ 19C từ huyện Đồng Xuân đi qua các xã
Sơn Định, Sơn Hội, Sơn Phước
rồi giao nhau với quốc lộ 25, qua Sông Ba
đến huyện Sông Hinh và tỉnh Đắc Lắc.
Ngoài 2 quốc lộ nói trên còn có các con đường thông
suốt từ huyện đến các xã vùng sâu, vùng xa
như Cà Lúi, Phước Tân.

Một góc thị trấn Củng Sơn
Bước
ra khỏi chiến tranh, Sơn Hòa đối mặt
với muôn vàn khó khăn, toàn huyện không nơi nào là không
có dấu vết đạn bom, ruộng đồng hoang
hóa. Nhân dân từ các ấp chiến lược của
chế độ cũ trở về quê hương,
ổn định nơi ăn, chốn ở. Các cấp,
các ngành hoạch định nhiều dự án, nhiều
chương trình, trong đó ưu tiên mở trường
dạy học, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là hàng
đầu. Đảng bộ huyện đã đề ra
chủ trương tự lực tự cường, khôi
phục sản xuất, tự cung, tự cấp
lương thực, thực phẩm để ổn
định cuộc sống. Nhân dân trong huyện đã
vượt qua chặng đường khó khăn do
hậu quả chiến tranh để lại.
Chúng
ta nhìn lại hơn 41 năm qua, từ khi thống nhất
hai miền Nam, Bắc năm 1975. Sơn Hòa trải qua
nhiều giai đoạn, phía trước còn nhiều
thử thách. Nhưng cán bộ và nhân dân Sơn Hòa đã chung
sức chung lòng, từng bước xây dựng và phát
triển. Đến nay, có thể nói Sơn Hòa bằng
thực tiễn đã tạo ra cho con người vùng
đất này khả năng tìm tòi, lựa chọn, sáng
tạo một hướng đi rất thực tế,
khách quan, và rất phù hợp đã vực dậy một
niềm tin như một động lực của sức
mạnh đã tạo ra khả năng vững bước
phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, làm thay
đổi diện mạo của một huyện nghèo,
một huyện giáp ranh với Tây Nguyên trước đây
còn nhiều khó khăn, đang trong tâm thế phấn
đấu xây dựng dân giàu, huyện mạnh tiến
kịp trên đà phát triển của đất
nước. Hiện nay, đồng bào các dân tộc
thiểu số đã đi vào định canh, định
cư, làm ruộng lúa nước, trồng cây công nghiệp
ngắn ngày, trọng tâm là sản xuất mía. Năm 2015
tổng giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp
đạt trên 1.000 tỷ đồng. Niên vụ 2015-2016
huyện Sơn Hòa có tổng diện tích mía 13.000 ha, chăn
nuôi gia súc ngày càng phát triển, năm 2015 toàn huyện có
gần 25.000 con bò. Các địa phương cơ sở
hạ tầng đã đầu tư kịp thời
đáp ứng nhu cầu sản xuất cho nhân dân, toàn
huyện có 34 công trình thủy lợi, 82km đường
giao thông liên xã. Trên địa bàn huyện có 69 doanh
nghiệp, trong đó có Nhà máy đường KCP với công
suất 8.000 tấn mía cây/ngày. Đồng thời có chính
sách thu hút nhân tài, đầu tư cho sự nghiệp giáo
dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực tại
chỗ. Trong năm vừa qua giải quyết việc làm
mới 1.250 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo
giảm còn 11%. Đảng bộ và nhân dân huyện Sơn
Hòa đang bước vào thời kỳ phát triển
mới tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Đảng bộ
huyện Sơn Hòa lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020
đã đề ra chỉ tiêu, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015-2020
phấn đấu đạt từ 15-16%, đến năm 2020
giải quyết việc làm ổn định 3.600 lao
động, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,5-3%. Hiện nay, Đảng
bộ huyện Sơn Hòa tiếp tục tìm hiểu và nghiên
cứu các thế mạnh và cả những hạn chế
để từ đó đề ra phương
hướng và những biện pháp khả thi nhằm phát
huy tiềm năng, khắc phục các mặt yếu kém
để làm cho huyện nhà ổn định an sinh xã
hội, bảo đảm phát triển nhanh và bền
vững, đó là sự kỳ vọng của mọi tầng
lớp nhân dân huyện Sơn Hòa.
TRẦN
LÊ KHA