Vì sự tiến bộ của phụ nữ, công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.
Trong gia đình Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay.
Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững.
Mỗi chúng ta đều thấy bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình… mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các công ước quốc tế như: Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.
Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội.Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài xã hội. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của người phụ nữ.
Hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Ở vùng đồng bào dân tộc, phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình. Những người đàn ông thường dành thời gian cho việc làng, việc nước, họ hàng, rượu chè, các tệ nạn xã hội… nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều đè lên đôi vai của người phụ nữ. Nguyên nhân trên là do một bộ phận xã hội hiểu không đúng về bình đẳng và bình đẳng giới. Còn có quan niệm cho rằng, bình đẳng giới là ưu tiên cho phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và của Hội phụ nữ Việt Nam. Nhận thức mang tính định kiến giới vẫn còn tồn tại trong xã hội.
Những tiến bộ về bình đẳng giới trong các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến khoa học, công nghệ trong năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục phát triển. Mặc dù sự khác biệt về tốc độ thay đổi giữa các khu vực vẫn còn rõ rệt nhưng quỹ đạo chung cho thấy một môi trường công bằng hơn - cả về quyền và cơ hội - sẽ xuất hiện.
Hiện phụ nữ nắm giữ trung bình khoảng 27% số ghế trong các nghị viện trên toàn thế giới. Có 87 quốc gia từng do phụ nữ lãnh đạo. Sự tham gia của phụ nữ trong các cuộc bầu cử với tư cách là cử tri, ứng cử viên sẽ củng cố nền dân chủ trên toàn thế giới.
Nhiều phụ nữ có khả năng sẽ đảm nhận vai trò có tầm ảnh hưởng chính trị, không chỉ là nhà lập pháp mà còn là nguyên thủ quốc gia và cố vấn chính sách. Các hạn ngạch giới chặt chẽ hơn trong các quốc hội và đảng chính trị ở nhiều quốc gia, kết hợp với các chiến dịch khuyến khích phụ nữ ra tranh cử, được dự báo sẽ mang lại sự đại diện cân bằng về giới hơn.
Các chương trình, mục tiêu về bình đẳng giới đến năm 2030: Chiến lượcquốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Chương trìnhphòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đến năm 2030; Chương trìnhtruyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030; Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ vềtăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các lĩnh vực lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trìnhhành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024 - 2030.
Nhiều quốc gia đã ban hành luật chống phân biệt đối xử, áp dụng hạn ngạch giới trong lĩnh vực chính trị và luật lao động nhằm thúc đẩy bình đẳng giới về tiền lương. Đến năm 2025, việc tiếp tục xem xét và tăng cường các luật này sẽ là ưu tiên của nhiều quốc gia.
Chính phủ các nước có thể sẽ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách hiện hành, xây dựng chính sách mới để giải quyết các thách thức mới nổi như quấy rối tình dục và bạo lực giới trên không gian mạng.
Trước năm 1995, chỉ có 12 quốc gia có biện pháp xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình. Ngày nay, có 1.583 biện pháp xử phạt được áp dụng tại 193 quốc gia, bao gồm 354 biện pháp nhắm mục tiêu cụ thể vào bạo lực gia đình.
Các dịch vụ thiết yếu như nơi trú ẩn, trợ giúp pháp lý, tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho người sống sót sau bạo lực gia đình đã được mở rộng trên toàn cầu, cung cấp "dây cứu sinh" quan trọng cho nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình.
Bà Sima Bahous, Giám đốc điều hành Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), khẳng định, việc thúc đẩy quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái không chỉ là mệnh lệnh đạo đức mà còn là mệnh lệnh chiến lược.
Đây là con đường hướng đến bình đẳng, công lý, nền kinh tế bền vững và một hành tinh khỏe mạnh. Hòa bình sẽ tồn tại lâu hơn khi phụ nữ được tham gia vào các tiến trình đàm phán. Nền kinh tế toàn cầu sẽ phát triển nhanh hơn và bền vững hơn khi phụ nữ được tiếp cận bình đẳng với các cơ hội kinh tế.
Gia đình và cộng đồng sẽ phát triển mạnh mẽ khi phụ nữ và trẻ em gái không còn chịu bất kỳ hình thức bạo lực nào.